Dòng họ tức là Gia đình theo nghĩa rộng, tổ chức vững chắc,
liên kết chặt chẽ bằng huyết thống, bằng những quyền lợi tinh thần, vật chất, bằng những
niềm tin tâm linh, bằng các mối dây luân lý của cộng đồng. Trong môi trường của
những mối quan hệ dòng họ, dần hình thành và xác định bản sắc văn hóa độc đáo:
văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa xã hội hay còn gọi là văn hóa tổ
chức cộng đồng.
Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013
GIA ĐÌNH MỘT XÃ HỘI THU NHỎ
Gia đình là một xã hội thu nhỏ. Bởi vậy cổ nhân xưa có câu " Tề gia trị quốc bình thiên hạ". Vậy gia đình là gì?
TRẤN SƠN NAM ( ĐỊA DANH CŨ CỦA VỆT NAM)
Trấn Sơn Nam
hay xứ Sơn Nam hay là vùng đất phía nam Thăng Long từ thời Nhà Lê sơ đến Nhà Nguyễn. Dưới thời
vua Lê
Thánh Tông, bản đồ Việt Nam có 13 xứ (sau từ triều Tây Sơn đổi sang
gọi là Trấn). Đến đây, các vùng đất quanh Hà Nội trở thành tứ
trấn gồm: Vùng núi phía tây được gọi là trấn Sơn Tây (hay xứ Đoài), vùng núi
phía nam Hà Nội
được gọi là trấn Sơn Nam, vùng ven biển phía đông được gọi là trấn Hải Đông
(hay xứ Đông), vùng phía bắc Hà Nội được gọi là trấn Kinh Bắc.
Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013
TÂM LINH LÀ GÌ? NHƯ THẾ NÀO? TỪ ĐÂU? TẠI SAO?
Từ
e dè, nghi ngại lúc đầu đến nay, sau khoảng một hai thập kỷ, "Tâm
linh" trở thành một từ thường xuyên dùng tới trên cửa miệng của nhiều
người, có nội dung còn rất "tù mù”, vô định, vì vậy chúng ta cần
"kiện nghĩa" khái niệm này trong chừng mực bao quát nhất có thể được.
CÁCH XƯNG HÔ TRONG GIA ĐÌNH - CHI TỘC HỌ
Trong quan hệ giao tiếp việc xưng hô là rất quan trọng, đặc
biệt trong gia tộc. Ngày nay, trong giao tiếp mọi người thường dùng tiếng Việt
và xen nhiều tiếng lóng, từ ngoại lai…Song trong tang lễ hay cúng giỗ các thầy
hoặc bậc trưởng thượng thường dùng từ Hán Việt mà ngày nay ít người nhớ nổi.
Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013
HÀNH CHÍNH NAM ĐỊNH QUA CÁC THỜI KỲ
Vùng đất Nam Định ngày nay vào đời Hùng Vương thuộc bộ Lục Hải. Thời thuộc Hán
thuộc quận Giao Chỉ. Thời Tam Quốc thuộc Châu Giao. Thời thuộc Nhà Lương thuộc
quận Ninh Hải. Thời thuộc Nhà Tuỳ thuộc quận Giao Chỉ. Đầu thời thuộc Nhà Đường
đặt làm Châu Tống.
TRẤN SƠN NAM ĐỊA LINH NHÂN KIỆT
(Thời Đại) Trấn Sơn Nam là vùng đất phía Nam Thăng Long, từ thời Lê Sơ đến thời nhà Nguyễn, bao gồm Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và một phần Hưng Yên, Hà Nội. Đó là miền đất của đồng bằng lúa nước chỉ thấp thoáng núi đá vôi ở vùng Sơn Nam Thượng, còn vùng Sơn Nam Hạ hầu như không có núi. Văn hóa Sơn Nam cùng với văn hóa Kinh Bắc, văn hóa Xứ Đoài hình thành bản sắc văn hóa Việt truyền thống.
Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013
NHỮNG CUỘC ĐỔI SANG HỌ NGUYỄN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
Sưu tầm: TS.Nguyễn Văn Kiệm
Trong lịch sử
Việt Nam, đã từng có nhiều trường hợp và sự kiện mang nhiều người đến với họ
Nguyễn.
Năm 1225, nhà
Lý suy vong, Trần Thủ Độ đã bắt con cháu của dòng họ Lý chuyển sang họ Nguyễn.
Khi Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, ông ta đã giết rất nhiều con cháu của dòng họ
Trần. Vì thế, sau khi nhà Hồ sụp đổ, con cháu của họ Hồ vì sợ trả thù nên tất
cả đã đổi sang họ Nguyễn.
Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013
NHÀ THỜ DÒNG HỌ NGUYỄN HƯƠNG CÁT
Nhà thờ Tổ tiên của Họ Nguyễn cả Hương Cát hướng Nam, hàm ý
con cháu tôn vinh Tổ tiên là những bậc hiền tài theo tinh thần Thánh nhân nam
diện nhi thính thiên hạ (Bậc thánh nhân
ngồi ngoảnh mặt hướng Nam mà nghe thiên hạ tâu bày), và theo đạo Phật thì
hướng Nam là nơi của Bát Nhã, tức là trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh
lực tràn trề, đầy dương khí.
Thiên “vi chính” sách Luận Ngữ có viết “sinh, sự chi dĩ
lễ; Tử, táng chi dĩ lễ; Tế, chi dĩ lễ” có nghĩa lã: Khi cha mẹ sống thì
theo lễ mà phụng sự cha mẹ, khi cha mẹ chết thì theo lễ mà an táng, khi cúng tế
cũng phải theo đúng lễ. Từ ngàn xưa, người dân Việt ta vẫn luôn coi trọng Hiếu
Lễ, chẳng thế mà cổ nhân đã đúc kết “tứ thời xuân tại thủ, bách hạnh hiếu vi
tiên” (bốn mùa xuân ở đầu, trăm đức hạnh thì Hiếu là trước nhất ). Việc
Hiếu lễ thể hiện việc cung dưỡng bố mẹ lúc tại thế và lại càng nghiêm cẩn hơn
lúc họ đã khuất “sự tử như sự sinh” vậy.
Còn Sách Kinh Lễ lại nói rõ: “Anh Vũ năng ngôn bất li phi
điểu, tinh tinh năng ngôn bất li cầm thú. Kim nhân nhi vô lễ tuy năng ngôn bất
diệc cầm thú chi tâm hồ. Phù duy cầm thú vô lễ cố phụ tử tụ ưu. Thị cố thánh
nhân tác, vi lễ dĩ giáo nhân, sử nhân dĩ hữu lễ, tri tự biệt ư cầm thú” có
nghĩa là: Chim Anh Vũ biết nói cũng không vượt khỏi loài chim, con Tinh Tinh
tuy biết nói nhưng cũng vẫn là loài cầm thú. Nay người mà vô lễ tuy biết nói mà
chẳng cũng có tâm như cầm thú chăng?. Phàm cầm thú vô lễ nên cha con sống thành
bầy đàn tạp giao không trên dưới lễ nghĩa. Vì thế nên Thánh nhân đặt ra chuẩn
mực làm ra Lễ để dạy người. Khiến mọi người có lễ, biết tự phân biệt mình với
cầm thú. Quả thật vậy, phàm là người thì phải biết lễ và hành theo lễ vậy. Sự
tử như sự sinh, biết là vậy nhưng hiện nay có nhiều người chưa hẳn đã hiểu thờ
người đã khuất như thế nào cho đúng lễ.
Với đạo lý uống nước nhớ nguồn con cháu dòng họ Nguyễn Cả Hương
Cát thờ cúng Tổ tiên thành cẩn là xuất phát từ lòng hiếu kính nhớ ân thâm nghĩa
trọng, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người con trong dòng họ ngay từ lúc
còn thơ bé:
Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta nguồn gốc từ đâu?
Từ vô thuỷ sinh Tổ tiên loài người
Có Tổ tiên rồi mới có cha mẹ,
Có cha có mẹ rồi sau có mình.
Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013
DÒNG HỌ BẢN SẮC VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI VIỆT
Dòng họ là một hiện tượng lịch
sử - văn hóa mang tính phổ quát, xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại và
tồn tại ở mọi nền văn hóa. Trên thế giới, đã từ lâu, dòng họ trở thành đối
tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học với các phân nhánh chuyên sâu: sử
học, triết học, di truyền học, nhân chủng học, dân tộc học, xã hội học, gia phả
học…
Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013
AURA LÀ GÌ VÀ Ý NGHĨA MÀU SẮC CỦA NÓ
Nhãn:
họ nguyễn
Google Account Video Purchases
Trực Ninh, Nam Dinh, Vietnam
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)