Vùng đất Nam Định ngày nay vào đời Hùng Vương thuộc bộ Lục Hải. Thời thuộc Hán
thuộc quận Giao Chỉ. Thời Tam Quốc thuộc Châu Giao. Thời thuộc Nhà Lương thuộc
quận Ninh Hải. Thời thuộc Nhà Tuỳ thuộc quận Giao Chỉ. Đầu thời thuộc Nhà Đường
đặt làm Châu Tống.
Nhà
Lý chia cả nước thành 24 lộ, trong đó có đặt lộ Hoàng Giang, thời Trần lập phủ
Thiên Trường, bao gồm các huyện Mỹ Lộc, Tây Chân (Nam Trực, Trực Ninh), Giao
Thuỷ (Xuân Trường, Giao Thuỷ), Thượng Nguyên (nay là một phần huyện Mỹ Lộc, một
phần khác thuộc Thái Bình), tương đương với toàn bộ vùng đất phía đông tỉnh Nam
Định ngày nay. Lộ Hoàng Giang, thời Trần thuộc phủ Kiến Hưng, bao gồm các huyện
Ý Yên, Thiên Bản (Vụ Bản), Độc Lập (Vụ Bản), Đại An (Nghĩa Hưng), Vọng Doanh (Ý
Yên), tương đương với vùng đất phía tây tỉnh Nam Định ngày nay.
Thời
thuộc Nhà Minh, năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407) đổi phủ Thiên Trường thành phủ Phụng
Hoá gồm bốn huyện Mỹ Lộc, Tây Chân (Nam Trực, Trực Ninh), Giao Thuỷ, Thận Vi, đổi phủ Kiến Hưng thành
phủ Kiến Bình gồm năm huyện Ý Yên, Yên Bản (Thiên Bản cũ), Bình Lập (Độc Lập
cũ), Đại Loan (huyện Đại An cũ) và Vọng Doanh; năm thứ 13 (1415) gộp huyện Bình
Lập vào huyện Yên Bản; năm thứ 17 (1419) gộp huyện Vọng Doanh vào huyện Ý Yên.
Đầu
thời Lê Sơ, cả nước chia thành năm đạo, vùng đất Nam Định ngày nay thuộc Nam
Đạo. Đời Lê Thánh Tông chia làm 12 đạo thừa tuyên, năm Quang Thuận thứ 7 (1466)
đặt thừa tuyên Thiên Trường, đến năm thứ 10 (1469) đổi làm thừa tuyên Sơn Nam,
đến đời Hồng Đức (1470-1497) đổi làm xứ Sơn Nam. Trấn Sơn Nam là một vùng rộng
lớn tương ứng với các tỉnh phía nam đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, gồm 11 phủ, 42
huyện.
Năm
Cảnh Hưng thứ 2 (1741), trấn Sơn Nam chia làm hai lộ Sơn Nam Thượng và Sơn Nam
Hạ. Lộc Sơn Nam Hạ gồm các phủ Tiên Hưng, Thái Bình, Kiến Xương (tỉnh Thái Bình
hiện nay) và Thiên Trường, Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định ngày nay). Thời Tây Sơn
đổi làm trấn Sơn Nam Hạ, số lượng các phủ, huyện không thay đổi.
Năm
1822, trấn Sơn Nam Hạ đổi tên thành trấn Nam Định, với tư cách là đơn vị hành
chính (cấp trấn, rồi sau này là cấp tỉnh, cấp thành phố).
Năm
1832, vua Minh Mệnh chia đặt các tỉnh. Tỉnh Nam Định vẫn bao gồm phần lớn trấn
Nam Định trước đó. Phần đất thuộc tỉnh Nam Định ngày nay vẫn cơ bản tương đương
với hai phủ Thiên Trường và Nghĩa Hưng, số lượng các huyện, tổng, xã cơ bản
không có gì thay đổi lớn so với cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIV.
Sau
khi chiếm được Nam Định, cũng như Bắc Kỳ nói chung, thực dân Pháp tiến hành
hàng loạt các thay đổi hành chính. Ngày 21-3-1890, Toàn quyền Đông Dương ra
Nghị định tách các phủ Thái Bình, Kiến Xương thuộc tỉnh Nam Định cùng với huyện
Thần Khê tỉnh Hưng Yên thành lập tỉnh Thái Bình. Từ đây địa giới tỉnh Nam Định
về cơ bản tương đương với hiện nay.
Trên
phương diện hành chính, một thay đổi quan trọng trong thời kỳ Pháp thuộc là
trên cơ sở kết quả quá trình đô thị hoá diễn ra trong những năm cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX, ngày 17-10-1921, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập thành phố Nam Định, được hưởng quy chế
của thành phố cấp III.
Cuối
thời Pháp thuộc Nam Định là một trong số 29 tỉnh của Bắc Kỳ (sau đổi thành Bắc
Bộ). Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Nam Định là một trong số 10 tỉnh
thuộc Liên khu III gồm 9 huyện và 158 xã.
Một
điều chỉnh quan trọng là ngày 21-4-1965, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra Nghị
quyết số 103-NQ/TVQH, sáp nhập hai tỉnh Hà Nam và Nam Định thành một đơn vị
hành chính mới lấy tên là tỉnh Nam Hà. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Nam Định. Tỉnh
Nam Hà ra đời từ đây. Tên Nam Định vẫn tồn tại với tư cách là thành phố Nam
Định trực thuộc tỉnh.
Đến
ngày 24-12-1975, Quốc hội khoá V, kỳ họp thứ hai quyết nghị hợp nhất hai tỉnh
Nam Hà và Ninh Bình thành một tỉnh mới lấy tên là Hà Nam Ninh. Tỉnh lỵ đặt tại
thành phố Nam Định. Tỉnh Nam Hà sau 10 năm tồn tại nay là một bộ phận của tỉnh
mới Hà Nam Ninh. Không còn địa danh Nam Hà.
Ngày
26-12-1991, Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 10 ra Nghị quyết chia tỉnh Hà Nam
Ninh thành hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình. Tỉnh Nam Hà có 13 đơn vị hành chính.
Tỉnh Hà Nam Ninh giải thể sau 16 năm tồn tại. Tỉnh Nam Hà được tái lập.
Ngày
6-11-1996, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 ra quyết định tách hai tỉnh Nam Hà
thành hai tỉnh Nam Định và Hà Nam. Tỉnh Nam Định có diện tích tự nhiên
1.637,4km2, dân số 1.898.100 người gồm bảy đơn vị hành chính câp huyện gồm
thành phố Nam Định và các huyện: Xuân Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Ninh, Ý
Yên, Vụ Bản. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Nam Định. Tỉnh Nam Định chính thức được
tái lập sau 31 năm. Đến đây cũng kết thúc 15 năm tồn tại của tỉnh Nam Hà qua
hai giai đoạn 1965 – 1975 và 1991 –
1996.
Năm
1997, tách huyện Xuân Thuỷ thành hai huyện Xuân Trường và Giao Thuỷ; tách huyện
Nam Ninh thành hai huyện Nam Trực và Trực Ninh; cắt ba xã Mỹ Phúc, Mỹ Trung, Mỹ
Tân của thành phố Nam Định cùng với bảy xã của huyện Bình Lục (Hà Nam) chuyển
về thành lập huyện Mỹ Lộc.
Hiện
nay tỉnh Nam Định gồm 10 đơn vị hành chính với 1 thành phố và 9 huyện. Đó là
thành phố Nam Định, các huyện Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao
Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Ý Yên, Vụ Bản./.
Theo Namdinh.gov.vn
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét